Giáo trình Kinh tế vi mô – PGS.TS Phí Mạnh Hồng – UEB
Cùng với Kinh tế vĩ mô, Kinh tế vi mô được coi là một trong những môn học quan trọng nhất cung cấp các kiến thức nền tảng cho những ai muốn hiểu về sự vận hành của nền kinh tế thị trường. Khác với Kinh tế vĩ mô nghiên cứu nền kinh tế như một tổng thể, Kinh tế vi mô tập trung vào việc phân tích các hành vi của các chủ thể kinh tế như người sản xuất, người tiêu dùng, thậm chí là chính phủ trên từng thị trường riêng biệt. Những tương tác khác nhau của các chủ thể này tạo ra những kết cục chung trên các thị trường cũng như xu hướng biến động của chúng. Hiểu được cách mà một thị trường hoạt động như thế nào và ảnh hưởng lẫn nhau giữa các thị trường, trên thực tế là cơ sở để hiểu được sự vận hành của cả nền kinh tế, cắt nghĩa được các hiện tượng kinh tế xảy ra trong đời sống thực, miễn đây là nền kinh tế dựa trên những nguyên tắc thị trường. Đây là điểm xuất phát cực kỳ quan trọng để để mỗi cá nhân, tổ chức cũng như chính phủ có thể dựa vào để đưa ra những ứng xử thích hợp nhằm thích nghi và cải thiện trạng huống kinh tế.
Giáo trình này là giáo trình Kinh tế vi mô cơ sở được dành cho những sinh viên lần đầu tiên được nghiên cứu Kinh tế học. Nó được biên soạn trên cơ sở các bài giảng mà tác giả đã tiến hành nhiều năm trong các khóa học về kinh tế vi mô ở trong và ngoài trường. Từ năm học 2005 – 2006, bản thảo của nó đã được lưu hành nội bộ trong cơ sở đào tạo như một tài liệu tham khảo chính thức cho việc giảng dạy và học tập. Sau một thời gian thử nghiệm, trên cơ sở các ý kiến đóng góp của các đồng nghiệp và sinh viên, bản thảo đã được chỉnh sửa, nghiệm thu và giờ đây có điều kiện để công bố chính thức.
Là một cuốn sách giáo khoa có tính chất nhập môn, giáo trình này trình bày những nguyên lý cơ bản của môn Kinh tế vi mô. Nó được biên soạn thành 10 chương. Chương 1 được dành để giới thiệu chung về kinh tế học như một môn khoa học xã hội đặc thù, làm rõ sự phân nhánh trong cách tiếp cận kinh tế học thành Kinh tế (học) vi mô và Kinh tế (học) vĩ mô cũng như giúp sinh viên làm quen với một số công cụ chung thường được dung trong phân tích kinh tế. Chương 2 tập trung trình bày về mô hình cung – cầu như là một mô hình cơ bản để tư duy về sự vận hành của một thị trường. Chương 3 đề cập đến mô hình về sự lựa chọn của người tiêu dung nhằm vạch ra những gì ẩn giấu đằng sau đường cầu của thị trường. Sự lựa chọn của doanh nghiệp trên thị trường đầu ra (giúp người ta hiểu những gì nằm đằng sau đường cung) được phân tích trong các chương 4, 5, 6; trong đó chương 4 được dành để trình bày những nguyên tắc chung trước khi việc áp dụng chúng trong các cấu trúc thị trường cụ thể được phát triển ở các chương sau. Chủ đề về hoạt động của các thị trường các yếu tố đầu vào được thảo luận ở từ chương 7 đến chương 9 cũng theo nguyên tắc đi từ cái chung đến cái cụ thể. Cuối cùng, giáo trình khép lại với chương 10 như là sự tổng kết bước đầu về cơ chế phân bổ nguồn lực theo nguyên tắc thị trường. Bên cạnh những ưu thế rõ rệt của cơ chế này, các thất bại thị trường được xem như cơ sở của các hoạt động kinh tế của Nhà nước. Những khía cạnh sâu hơn bao gồm cả những vấn đề của kinh tế học phúc lợi sẽ không được giới thiệu trong giáo trình nhập môn này.
Xem thêm: Bài tập nguyên lý Kinh tế vĩ mô (có lời giải) – Nguyễn Văn Công
…
Mục lục Giáo trình Kinh tế vi mô
Lời nói đầu
Chương 1: Giới thiệu chung về Kinh tế học
1.1. Hoạt động kinh tế và những vấn đề cơ bản của nó
1.1.1 Hoạt động kinh tế-một dạng thái hoạt động đặc biệt của đời sống xã hội
1.1.2 Đường giới hạn khả năng sản xuất
1.1.3 Các vấn đề kinh tế cơ bản của xã hội
1.1.4 Các hệ thống kinh tế
1.2. Kinh tế học là gì?
1.2.1 Định nghĩa về kinh tế học
1.2.2 Kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô
1.2.3 Phân tích thực chứng và phân tích chuẩn tắc trong kinh tế học
1.3. Các công cụ phân tích kinh tế
Chương 2: Thị trường : cầu, cung và giá cả
2.1. Thị trường – Khái niệm và phân loại
2.1.1. Khái niệm thị trường
2.1.2. Phân loại thị trường …
2.2. Cầu, cung và giá cả thị trường
2.2.1. Cầu
2.2.2. Cung
2.2.3. Cân bằng cầu-cung
2.3. Sự thay đổi giá cân bằng
2.3.1. Những yếu tố làm dịch chuyển đường cầu
2.3.2. Những yếu tố làm dịch chuyển đường cung
2.3.3. Di chuyển dọc theo đường cầu và dịch chuyển đường cầu
2.4. Độ co giãn của cầu và cung
2.4.1. Độ co giãn của cầu
2.4.2. Độ co giãn của cung
2.5 . Một vài ứng dụng về phân tích cung-cầu
2.5.1. Thuế và ảnh hưởng của thuế
2.5.2. Vấn đề kiểm soát giá
Chương 3: Sự lựa chọn của người tiêu dùng
3.1. Sở thích của người tiêu dùng
3.1.1. Những giả định cơ bản về hành vi của người tiêu dùng
3.1.2. Đường bàng quan
3.2. Sự ràng buộc ngân sách
3.2.1. Đường ngân sách
3.2.2. Ảnh hưởng của thu nhập và giá cả đối với đường ngân sách
3.3. Sự lựa chọn của người tiêu dùng
3.3.1. Tối đa hóa độ thỏa dụng của người tiêu dùng
3.3.2. Sự thay đổi trong điểm lựa chọn của người tiêu dùng
3.4. Đường cầu cá nhân của người tiêu dùng và đường cầu thị trường
3.4.1. Rút ra đường cầu cá nhân từ sự lựa chọn của người tiêu dung
3.4.2. Đường cầu thị trường
Chương 4: Tổ chức và hành vi cung ứng đầu ra của doanh nghiệp
…
Chương 5: Thị trường cạnh tranh hoàn hảo
…
Chương 6: Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo
…
Chương 7: Thị trường các yếu tố sản xuất và sự lựa chọn của doanh nghiệp
…
Chương 8: Thị trường lao động
…
Chương 9: Thị trường vốn và đất đai
…
Chương 10: Vai trò kinh tế của nhà nước
…
Trả lời