Giáo trình Tâm lý học dị thường và lâm sàng
Để có thêm tài liệu tham khảo cho giảng viên và sinh viên, Khoa Tâm lí học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn – Đại học Quốc gia tổ chức biên dịch quyển sách: Tâm lí học dị thường và lâm sàng của tác giả P. Bennett. Nội dung quyển sách vừa bao gồm những kiến thức cơ bản lại vừa cập nhật những thông tin mới về tâm lí lâm sàng và dị thường. Để tiện cho bạn đọc theo dõi, chúng tôi cũng xin được trình bày đôi điều về bản dịch.
Trước hết về mặt thuật ngữ. Hiện nay trong các tài liệu tâm lí học dịch từ tiếng nướcngoài sang tiếng Việt còn có sự khác nhau về việc dùng từ. Các nhà tâm lí học trong nước vẫn đang tiếp tục biên soạn những bộ từ điển tâm lí học với quy mô lớn để có thể có được sự thống nhất chung về thuật ngữ. Trong tài liệu này, chúng tôi dịch một số thuật ngữ như sau:
Abnormal – dị thường. Theo quan niệm chung hiện nay, abnormal bao gồm không chỉ là sự lệch lạc (deviance) mà cả đau khổ (disstress), rối loạn chức năng (dysfunction) và nguy hiểm (dangerous). Tất nhiên thuật ngữ dị thường cũng chưa chuyển tải được đầy đủ nội dung của abnormal.
Cũng có những từ, tuỳ theo trường hợp mà được dịch khác nhau, ví dụ, exposure: phơi nhiễm, đối mặt. Để tiện theo dõi, khi thấy cần, chúng tôi dẫn thêm tiếng Anh (để trong ngoặc đơn). Tuy nhiên cũng có những từ chúng tôi để nguyên, cụ thể là placebo. Placebo không chỉ dưới dạng thuốc mà còn ở dạng tâm lí.Do vậy nếu dùng thuật ngữ giả dược thì chưa thể hiện được đầy đủ nội dung của từ. Trong nhiều tài liệu, nhất là những tài liệu tâm thần, chữ placebo không còn là hiếm gặp. Thiết nghĩ từ này cũng đang trong quá trình Việt hoá như một số từ khác, ví dụ như test.
Trong quá trình dịch, chúng tôi hạn chế dùng từ viết tắt tiếng Việt. Riêng các từ viết tắt tiếng Anh, chúng tôi để nguyên. Giúp cho bạn đọc dễ theo dõi, chúng tôi hệ thống lại những từ viết tắt ở phần đầu quyển sách.
Mặc dù đã có cố gắng song sách dịch khó tránh khỏi những thiếu sót. Chúng tôi rất mong nhận được sự phê bình đóng góp ý kiến của bạn đọc. Nhân dịp này, thay mặt những người dịch, chúng tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu và các Phòng Ban, Khoa Tâm lí học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã tạo điều kiện, hỗ trợ, động viên chúng tôi dịch quyển sách này. Chúng tôi cũng xin được cảm ơn PGS.TS. Ngô Ngọc Tản đã giúp chúng tôi hiệu đính bản dịch
Lò Thị Nghệ viết
Em không xem được sách thầy cô ơi! Khoing thấy trang nào ạ
TailieuVNU.com viết
Mình vẫn xem bình thường đó bạn, có thể do trình duyệt của bạn. Bạn thử dùng trình duyệt khác truy cập xem sao nhé.