Tài liệu Vật lý đại cương 1 (Cơ nhiệt) Hoàng Văn Trọng
Vật lý học là môn khoa học nghiên cứu cấu trúc và các dạng vận động tổng quát nhất của thế giới vật chất. Nhận thức về Vật lý học giúp chúng ta hiểu biết bản chất của giới tự nhiên và có biện pháp ứng xử, vận dụng cho phù hợp. Trong khuôn khổ chương trình đào tạo theo tín chỉ, những sinh viên ngoài khoa Vật lý được trang bị kiến thức Vật lý đại cương thông qua 2 môn học: Cơ Nhiệt và Điện Quang. Hầu hết các kiến thức này đã được giới thiệu ở chương trình trung học phổ thông nhưng trên đại học chúng ta mới có điều kiện tìm hiểu sâu sắc bản chất và cơ sở toán học của các hiện tượng vật lý.
Môn học Cơ Nhiệt nghiên cứu những vấn đề sau:
Cơ học (hay Cơ học cổ điển) nghiên cứu dạng chuyển động của các vật vĩ mô, giúp nhận biết quy luật chuyển động của những vật mà hàng ngày chúng ta vẫn tiếp xúc và ít nhiều chịu tác động từ nó. Tại sao khi xe phanh gấp thì người ngồi trên xe lại có xu hướng đổ về phía trước? Tại sao Trái Đất quay quanh Mặt Trời chỉ mất 365 ngày trong khi Sao Mộc quay quanh Mặt Trời lại mất 4329 ngày? Nguyên nhân do đâu mà xuất hiện lực Coriolis làm lệch hướng chuyển động của vật?… Các kiến thức cơ bản về Cơ học giúp ta giải thích được nhiều hiện tượng chuyển động trong tự nhiên.
Nhiệt học nghiên cứu mối quan hệ giữa các dạng năng lượng của hệ vật chất (nhiệt lượng, công, nội năng) trên cơ sở của Vật lý phân tử. Những phát minh làm thay đổi thế giới như: động cơ hơi nước, động cơ đốt trong, máy lạnh,…đều dựa vào các nguyên lý của mối quan hệ tất yếu này.
Phần Cơ học thì tập trung thời lượng cho Cơ học cổ điển Newton, sau đó giới thiệu về Cơ học tương đối tính Einstein và ba định luật Keppler. Phần Nhiệt học nhìn chung dễ hơn so với Cơ học, với các nội dung xoay quanh nguyên lý 1 và nguyên lý 2 của nhiệt động lực học.
MỤC LỤC của Vật lý đại cương 1 (Cơ nhiệt) Hoàng Văn Trọng
PHẦN I: CƠ HỌC
CHƯƠNG 1: ĐỘNG HỌC CHẤT ĐIỂM
A. LÝ THUYẾT
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.2. Véctơ vận tốc và véctơ gia tốc
1.3. Một số dạng chuyển động thường gặp
B. BÀI TẬP
Bài 1.1: Một người chạy đua với vận tốc thay đổi theo thời gian được minh họa bằng đồ thị trên hình vẽ. Hỏi người đó chạy đƣợc quãng đường là bao nhiêu trong 16 giây.
Bài 1.2: Đồ thị phụ thuộc vận tốc của vật vào thời gian có dạng nhưhình vẽ. Vận tốc cực đại của vật là v0, thời gian chuyển động là t0. Hãy xác định quãng đường mà vật đi được trong thời gian đó.
Bài 1.3: Một người quan sát đứng ngang với đầu tàu hỏa lúc nó bắt đầu chuyển động và nhận thấy toa đầu tiên chạy ngang qua mình mất một khoảng thời gian t = 4s. Hỏi toa tàu thứ n = 7 chạy ngang qua người đó trong khoảng thời gian là bao nhiêu lâu? Biết rằng chuyển động của tàu là nhanh dần đều, độ dài của các toa là như nhau và bỏ qua độ dài chỗ nối giữa các toa.
Bài 1.4: Một vật được ném lên trên theo phương thẳng đứng. Ngƣời quan sát thấy vật đó đi qua vị trí có độ cao h hai lần và khoảng thời gian giữa hai lần đó là t. Tìm vận tốc ban đầu và thời gian chuyển động của vật từ lúc ném đến khi vật rơi về vị trí ban đầu.
Bài 1.5: Hai vật được ném đi đồng thời từ cùng một điểm. Vật thứ nhất được ném thẳng đứng lên trên với vận tốc v0 = 25m/s, vật thứ hai được ném với cùng vận tốc ban đầu v0 và tạo với phương ngang góc = 600 . Xác định khoảng cách giữa hai vật sau thời gian t = 1,7s.
Bài 1.6: Một hòn đá được ném với vận tốc ban đầu v0 = 20m/s theo phương hợp với phương nằm ngang góc = 600. Xác định bán kính cong R của quỹ đạo hòn đá tại điểm cao nhất và tại điểm nó rơi xuống mặt đất. Bỏ qua sức cản của không khí.
Bài 1.7: Một con tàu chuyển động dọc theo xích đạo về hướng đông với vận tốc v0 = 30km/h. Trong lúc đó có một luồng gió với vận tốc v = 15km/h thổi đến từ hướng đông nam và hợp với phương xích đạo một góc = 600 . Hãy xác định vận tốc v’ của luồng gió so với tàu và ’ là góc giữa hướng gió và xích đạo trong hệ quy chiếu gắn với con tàu.
Xem thêm: Giải Bài tập Vật lý đại cương tập 1 (Cơ Nhiệt) Phần Cơ học – Lương Duyên Bình
CHƯƠNG 2: ĐỘNG LỰC HỌC CHẤT ĐIỂM
A. LÝ THUYẾT
2.1. Lực và khối luợng.
2.2. Ba định luật Newton
2.3. Động lượng, xung lượng, định luật biến thiên và bảo toàn động lượng.
2.4. Chuyển động của chất điểm trong hệ quy chiếu phi quán tính.
B. BÀI TẬP
Bài 2.1: Một vật A khối lượng m1 = 3kg nằm trên mặt phẳng nghiêng góc = 300 so với phương nằm ngang. Vật A đƣợc nối với B có khối lượng m2 = 2kg bằng một sợi dây không co giãn qua một ròng rọc cố định. Hãy xác định gia tốc chuyển động của các vật, lực căng của sợi dây và áp lực lên ròng rọc. Bỏ qua khối lượng sợi dây, ròng rọc và ma sát giữa dây với ròng rọc. Cho biết hệ số ma sát giữa vật A và mặt phẳng nghiêng = 0,1.
…
Trả lời